Tổng hợp 20 điều cần biết trong câu cá, các cụ tham khảo và rút ra kinh nghiệm.

1. Nước phèn cá ăn chua (Mồi ủ chua)

2. Nước lạnh cá ăn tanh vs nặng mùi

3. Nước nóng cá ăn thơm

4. Trời nắng cá thích ăn cơm – cháo – bún thơm, mồi có mùi thơn nhẹ

5. Trời mưa cá thích ăn cám – trùn – rết, Mồi tanh thơm. Trời mù tối cá thích ăn mồi thơm mạnh hơi tanh

6. Sau cơn mưa để ý nước dưới hồ, thường thì nước sẽ rất ấm => cá ăn cơm – bún – cháo thơm, mồi có mùi tanh thơm. Nếu cá Bể tốt nhất nên câu thẻo đôi, dài từ 0,6 – 1m

7. Cá bể nhiều kém ăn mồi hoặc ăn rất nhẹ và tỳ rất nhẹ do vậy mồi câu nhỏ, mềm. Câu lục cần phản xạ nhanh, khẽ mím là phang.

8. Câu Ngâm để ý mồi xã đúng lỗ (ổ) (cám theo cám, cơm theo cơm) tránh chồng lên nhau => mất mùi mồi. Xả mồi thơm thì nên câu mồi thơm, xả mồi tanh nên câu mồi tanh. Hoặc có thể xả mồi thơm câu mồi tanh.

9. Cá mới ăn cám mạnh, mồi mùi tanh, cá bể loại nhỏ thích ăn mùi thơm, cá càng lớn ăn mùi càng nhẹ.

10. CÂU HỒ DỊCH VỤ thì nên quan sát người ta lên cá bằng mồi gì, hương vị thế nào mà biết cách điều chỉnh lại mồi của bản thân. Mỗi hồ cá khác nhau nên có thể mồi cá ăn mạnh ở hồ này đem qua hồ khác có thể vẫn móm.

11. Hồ nước tù (không có nguồn nước ra vào) => thêm knor vào mồi, mồi mùi tanh hoặc thơm sực. Hồ có nước tự nhiên ra vào thường xuyên => cá thích ăn ngọt, mùi thơm. Kinh nghiệm câu cá là vậy.

12. Mồi vị chua khác mồi có mùi thơm chua. Ử bún quá ngày thành chua => thêm knor hoặc đường (tùy vào nguồn nước ở hồ) để điểu chỉnh vị mồi. Mùi chua nặng thì thêm hương liệu (phô mai, bột cốt dừa, sữa tươi, sữa chua, sữa bột,….)

13. Nếu không ngại thì trước khi câu ở hồ nào thì nên tìm cách lấy nước và ngậm 1 ngụm nước vào miệng => xem nước ngọt hay mặn hay nước phèn, mùi nước rong hay xìn,… => trộn mồi theo tỉ lệ.

14. Trộn mồi, đối với người hay xịt dầu thơm, lăng nách, hút thuốc, rữa xà phồng,… trước khi trộn mồi, thì tốt nhất nên đeo bao tay hoặc dùng bùn ở hồ rữa tay trước khi trộn, để tránh mùi lạ làm cá sẽ nhát k ăn.

15. Đối với một số loại cá bể không chịu ăn mồi vì bị dính lưỡi nhiều lần, khi quăng mồi cá sẽ nhát ăn, có thể dùng bùn ở hồ pha với nước, và dúng nước đó để trộn vs cám => sẽ làm cục mồi có thêm mùi bùn và mùi của mồi sẽ nhẹ lại.

16. Xem mực nước ở hồ. Đối với hồ nhỏ, nước nông cá sẽ rất nhát ăn và nếu có dính 1 con thì cả hồ sẽ không giám ăn…. => nên câu xa hoặc tốt nhất câu hồ dịch vụ nên lựa hồ có mực nước sâu.

17. Quan sát cá tạp. Cá tạp là do thiên nhiên hoặc do chủ hồ thả xuống để lọc nước và ăn thức ăn thừa. Nên khi thả (quăng) mồi cá tạp sẽ lại phá mồi…. Để ý trong hồ có lượng cá tạp như thế nào? là loại cá gì ? => trộn mồi để tránh những loại cá đó phá.

18. Quan sát màu nước. Những hồ nước xanh trong và nhiệt độ hơi lạnh là do chủ hồ xử lí cá = phân đạm => cá bị xử lí bằng phânđạm sẽ không ăn mồi và ít cày tăm. Cá bị xử lí nguồn nước do thuốc hay dầu => cá sẽ không ăn và thường hay nổi lên mặt nước và quẫy rửa đuôi.

19. Cá ục bóng mà lượn mình là cá lười ăn.

20. Quan sát mồi có hiệu quả hay không? Để ý trước và sau khi quăng mồi tầm 30p – 1h. Nếu có cá lại ục và có nhiều tim (cá mò mồi), khi đó thì nên giữ nguyên mồi và mốc mồi nhỏ lại để cá dễ hơp mồi. Với câu lục thì tuyệt đối không được làm động ổ và cần tập trung ôm cần, tỳ đẹp hoặc bênh là phang. Trường hợp cá vào thì nên xem lại mồi hoặc đổi vị trí câu khác.

Chia sẻ bài viết